Làm thế nào để góp ý với sếp thật tinh tế?

Thứ ba - 10/05/2022 04:23
Hầu hết các nhà lãnh đạo lại đánh giá cao và cảm kích việc nhân viên góp ý thẳng thắn với mình. Họ cho rằng đây là những người nhiệt huyết, muốn đóng góp tích cực cho sếp cũng như công ty. Do đó, đừng ngại đưa ra những phản hồi mang tính chất xây dựng nếu thấy sếp có thiếu sót. Nhưng bạn phải khéo léo, tránh để sếp cảm thấy như mình đang bị cấp dưới “dạy khôn” hay chống đối.
Làm thế nào để gợi ý sếp tinh tế nhất Tuyendungxaydung vn
Làm thế nào để gợi ý sếp tinh tế nhất Tuyendungxaydung vn

Người tìm việc hỏi

Sếp em là một người khá nóng tính. Trong một dự án gần đây, sếp đã phán đoán sai lầm dẫn đến công ty thua lỗ trong một khoảng thời gian. Em có một ý kiến muốn bàn luận với sếp, em tin rằng với ý kiến này của em có thể giúp dự án sinh lời, nhưng ông lại là người khá bảo thủ và hiếm khi nghe ai nói. Em không biết làm thế nào có thể góp ý với sếp được đây? Em lo lắng nếu không khéo thì sẽ bị mất việc, thậm chí bị  “đì”. Tìm Việc Nhanh giúp em với! Em cảm ơn!

Phi Yến, Bình Thạnh

Tìm Việc Nhanh trả lời

Xin chào, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Sau đây, Tìm Việc Nhanh xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Hầu hết các nhà lãnh đạo lại đánh giá cao và cảm kích việc nhân viên góp ý thẳng thắn với mình. Họ cho rằng đây là những người nhiệt huyết, muốn đóng góp tích cực cho sếp cũng như công ty. Do đó, đừng ngại đưa ra những phản hồi mang tính chất xây dựng nếu thấy sếp có thiếu sót. Nhưng bạn phải khéo léo, tránh để sếp cảm thấy như mình đang bị cấp dưới “dạy khôn” hay chống đối.

Sếp có sẵn sàng lắng nghe hay không?

Nhiều nhân viên nghĩ rằng lãnh đạo thường không thích đón nhận ý kiến của nhân viên cấp dưới. Vì thế họ thường tỏ ra e ngại mỗi khi cấp trên mắc sai lầm. Thực tế, có rất nhiều nhà lãnh đạo không thích nghe nhân viên cấp dưới góp ý với mình. Nhưng một số khác thì lại đánh giá cao lời góp ý của nhân viên. Do đó, bạn nên xem xét sếp của mình có phải là người lắng nghe ý kiến người khác. Nếu sếp bạn là một người biết lắng nghe thì bạn nên bày tỏ cho sếp biết.

lam-the-nao-de-gop-y-voi-sep-that-tinh-te-hinh-anh-1

 

 

Hãy xem sếp của bạn có là người biết lắng nghe hay không

 

Hãy đưa những con số để chứng minh

Trước khi muốn góp ý bất cứ điều gì cho sếp thì bạn nên chuẩn bị thật tốt những báo cáo và thông tin phải thật rõ ràng, chi tiết. Điều này giúp bạn có thêm “sức mạnh” khi đối diện với sếp và ý kiến của bạn sẽ mang tính thuyết phục cao hơn. Ngoài ra, nếu sếp hỏi vặn lại, bạn còn có những dẫn chứng cụ thể và số liệu để “phản biện” lại sếp. Chuẩn bị mọi thông tin sẽ giúp bạn tự tin khi giao tiếp với sếp.

Chọn đúng thời điểm để góp ý với sếp

Bạn nên xem xét các yếu tố như tâm trạng và mức độ bận rộn của sếp để đưa ra góp ý. Nên tránh góp ý với sếp trong lúc sếp đang “đầu tắt mặt tối” vì lúc đó sếp sẽ nổi cơn thịnh nộ với bạn ngay. Chọn những lúc sếp vui vẻ và không bận rộn quá mà góp ý. Ngoài ra, bạn cũng nhớ tuyệt đối không góp ý với sếp khi có mặt người thứ 3 mà hãy tìm cách gặp riêng sếp để nói lên suy nghĩ của mình. Việc bạn chỉ trích sếp trước mặt các nhân viên khác sẽ làm giảm uy tín của sếp trước toàn công ty mà kết quả có thể sẽ chẳng có được như bạn mong muốn.

lam-the-nao-de-gop-y-voi-sep-that-tinh-te-hinh-anh-2

 

 

Bạn phải biết cách chọn đúng thời điểm để góp ý với sếp

 

 Hãy bắt đầu khéo léo bằng một lời khen

Cách tốt nhất để sếp dễ chấp nhận góp ý của bạn là hãy bắt đầu cuộc nói chuyện bằng lời khen ngợi sếp. Làm điều này để sếp cảm thấy lời góp ý của bạn công bằng, không sa vào chỉ trích gay gắt. Nhưng hãy đảm bảo rằng lời khen ngợi đó không quá đà, dễ khiến người khác hiểu lầm bạn đang “nịnh bợ” sếp.

Tôn trọng cấp trên là nguyên tắc hàng đầu

Bạn không nên đưa ra những chỉ trích ngay gắt mà chỉ nên góp ý với sếp. Bạn có thể bày tỏ sự quan tâm của mình trong việc cải thiện hiệu quả của nhóm chứ không phải của sếp. Hãy đảm bảo rằng phản hồi của bạn cho sếp không có bất cứ các yếu tố như phàn nàn cá nhân, mà tập trung vào thông tin thay vì cảm xúc. Ngoài ra, bạn không chỉ chăm chăm vào trình bày những số liệu chứng minh sếp sai mà còn phải lắng nghe sếp. Hãy chú tâm nghe sếp giải thích, bạn có thể học hỏi thêm được rất nhiều đó!

Chuẩn bị những gợi ý cho sếp

Sau khi nghe bạn chia sẻ, chắc chắn sếp sẽ “thấm” được ít nhiều. Do vậy, bạn hãy đề ra những kế hoạch mới để góp ý với sếp. Nhưng hãy nhớ những kế hoạch này phải khả thi và ít sai sót nhất có thể. Có như vậy thì bạn mới xứng đáng được làm “quân sư” trong những lần sau. Không thì bạn sẽ mãi mãi chỉ mang cái mác “chỉ biết nói, không biết làm” mà thôi.

Góp ý với sếp là một nghệ thuật mà bạn cần biết trong môi trường công sở. Những nhà lãnh đạo sẽ đánh giá cao những nhân viên biết phản hồi và xây dựng chứ không phải những người chỉ quan tâm đến công việc của mình. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn thành công.

Tác giả: Dung Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây