7 lỗi thường gặp khiến bạn rơi vào áp lực công việc

Thứ ba - 10/05/2022 04:21
Không phải do công việc khó mà chính 7 lỗi sau đây khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng và áp lực. Cùng Tuyendungxaydung.vn tìm hiểu những lỗi đó là gì nhé!
Lỗi thường gặp khiến bạn áp lực công việc Tuyendungxaydung vn
Lỗi thường gặp khiến bạn áp lực công việc Tuyendungxaydung vn

1. Bạn “ôm đồm” nhiều việc cùng lúc

7-loi-thuong-gap-khien-ban-roi-vao-ap-luc-cong-viec-hinh-anh-1

 

Thói quen ôm đồm quá nhiều công việc cùng một lúc khiến bạn rơi vào áp lực công việc

 

Tập trung quá nhiều việc cùng một lúc khiến bạn dễ rơi vào áp lực công việc. Điều này cũng làm cho tất cả mọi việc bạn làm đều ở mức “tầm thường”. Nếu cứ duy trì tình trạng này, sớm muộn gì bạn cũng bị dập tắt năng lượng và tinh thần làm việc của mình. Khi làm nhiều việc một lúc bạn sẽ bị giảm sự tập trung của mình. Hãy thử nghĩ bạn vừa làm báo cáo công việc, vừa nghe điện thoại chăm sóc khách hàng. Có thể bạn sẽ bị mất tập trung vào số liệu trên máy tính và khách hàng cũng không vừa ý khi bạn trả lời ngập ngừng. Hãy nhớ chỉ tập trung vào một việc duy nhất và hoàn thành chúng nhé!

2. Bạn tạo ra nhiều danh sách “các công việc phải làm”

Danh sách các việc cần làm rất hữu ích nhưng đừng để nó biến thành nỗi sợ của bạn. Danh sách quá dài khiến bạn “điên đầu” và kết quả là bạn khó hoàn thành hết được. Để khắc phục điều này khá dễ. Thay vì lên kế hoạch mọi thời điểm trong ngày một cách chi tiết, bạn chỉ cần viết ra những việc quan trọng nhất một cách bao quát. Khi đó, cơ hội thành công của bạn sẽ rất cao.

7-loi-thuong-gap-khien-ban-roi-vao-ap-luc-cong-viec-hinh-anh-2

 

Đừng để mình ngập trong đống danh sách các công việc cần làm

 

3. Bạn tin tưởng não bộ của mình có thể nhớ hết mọi thứ

Bạn đừng nghĩ não bộ của bạn có thể nhớ hết mọi thứ, về những việc bạn cần làm, việc bạn chưa làm và việc bạn sẽ làm. Tìm Việc Nhanh dám chắc chỉ mấy phút sau bạn sẽ để nó vào “dĩ vãng”. Cho nên, chuyện gì quan trọng, hãy viết lại vào cuốn sổ tay cá nhân của mình. Mỗi khi bạn mở sổ tay ra, bạn sẽ nhớ việc gì bạn chưa làm. Việc “ép” não bộ của bạn phải nhớ tất cả khiến bạn rơi vào áp lực và đương nhiên hiệu quả làm việc sẽ giảm.

4. Bạn quá quan tâm đến chiếc điện thoại

Thú thật đi, bất cứ khi nào nghe tiếng “ting” bạn đều chộp lấy điện thoại của mình và kiểm tra xem ai nhắn tin cho mình. Hành động này gần như là phản xạ đối với những “nô lệ công nghệ” ngày nay.

Thói quen kiểm tra điện thoại liên tục chỉ khiến bạn tốn thời gian. Thay vào đó, hãy cố định thời gian để kiểm tra email và thông báo của cấp trên.

5. Bạn có thói quen trì hoãn

Thói quen này rất “độc hại”, nó khiến bạn luôn rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Điều này sẽ “giúp” bạn rơi vào áp lực công việc ngay lập tức và công việc của bạn không hiệu quả như mong đợi. Hãy tập thói quen làm ngay khi tiếp nhận việc nào đó.

6. Bạn ngại nói “không”

Đồng nghiệp ngồi bên cạnh nhờ bạn đi in bảng báo giá giúp cô ấy. Bạn đang làm báo cáo cho sếp nhưng vì không đành từ chối nên bạn giúp cô ấy. Kết quả là công việc bạn đang làm bị trì hoãn, sếp trách mắng bạn vì không hoàn thành báo cáo công việc đúng thời hạn. Tuyendungxaydung.vn chắc rằng bạn đã từng gặp phải trường hợp này nhiều lần. Hãy tập nói “không” với họ. Đôi khi thẳng thừng từ chối không phải bạn nhỏ nhen ích kỷ, đó chính là sự thông minh quyết đoán giúp bạn tập trung làm việc hiệu quả hơn.

học cách nói không

Hãy học cách nói không đúng lúc và đúng cách.

7. Bạn “siêu” tập trung và “dính chặt” nhiệm vụ của mình

Đôi khi sự tập trung quá mức cũng khiến bạn rơi vào áp lực công việc. Nếu bạn đang chú tâm thực hiện điều gì đó không được suôn sẻ, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hay hoàn thành công việc khác ít khó khăn hơn. Ngồi hàng giờ cố gắng chỉ khiến công việc kém năng suất, lãng phí thời gian và năng lượng. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc sau đó mới tiếp tục quay trở lại công việc của mình.

Đừng để những chuyện “nhỏ như con thỏ” này khiến bạn rơi vào áp lực công việc nhé! Tuyendungxaydung.vn tin rằng nếu bạn quyết tâm, bạn sẽ có thể “xóa sổ” hết những điều trên đây. Có như vậy, chuyện áp lực công việc sẽ không còn là nỗi sợ với bạn nữa.

Tác giả: Dung Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây